14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam được Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch công bố?
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn 2296/BVHTTDL-MTNATL năm 2013 (Tải về) về việc quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc.
Trong đó, có 14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam được Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch công bố như sau:
[1] Quốc tổ Hùng Vương (Vua Hùng) của người Việt Nam, có công lao dựng nước với 18 đời vua trị vì.
[2] Hai Bà Trưng là hai vị nữ anh hùng thủ lĩnh khởi binh chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán.
[3] Lý Nam Đế là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Lương.
[4] Ngô Quyền là vị anh hùng lãnh đạo nghĩa quân đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
[5] Đinh Tiên Hoàng là người dẹp loạn 12 sử quân thông nhất giang sơn.
[6] Lê Hoàn (tức Lê Đại Hành) là vị thập đạo tướng quân đã lên ngôi vua và đánh tan quân Tống xâm lược.
[7] Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn) là vị minh quân có công dời đồ từ Hoa Lư về Thăng Long.
[8] Lý Thường Kiệt là nỗi khiếp sợ của nhà Tống (Trung Quốc), một danh tướng tài giỏi nhiều lần đánh bại quân Tống xâm lược.
[9] Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Nguyên xâm lược.
[10] Trần Hưng Đạo (tức Hưng Đạo Vương) là một vị tướng tài trong lịch sử thế giới, nhiều lần chỉ huy quân dân đánh tan quân Mông Cổ.
[11] Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) là người khởi xướng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân nhà Minh xâm lược.
[12] Nguyễn Trãi là nhà văn hóa lỗi lac của nhà Hậu Lê, là người viết ra bài Bình Ngô Đại Cáo nổi tiếng.
[13] Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) của nhà Tây Sơn, là vị hoàng đế tài giỏi đã đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.
[14] Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, là vị "Cha Già" kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nhiều lần đã dẫn dắt đất nước đi đến thắng lợi trong các cuộc chiến tranh xâm lược của các ngoại bang.
14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam được Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch công bố? Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? (Hình từ Internet)
Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Danh mục các dân tộc Việt Nam?
Căn cứ Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ năm 1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định hiện nay nước ta có 54 dân tộc.
Trong đó, người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người. 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước.
Danh mục các dân tộc Việt Nam, bao gồm:
TT | Tên gọi | Tên gọi khác | Các nhóm nhỏ | Địa bàn cư trú |
1 | Kinh (Việt) | Việt | Trong cả nước | |
2 | Tày | Thổ | Ngạn, Phán, Thu lao, Pa dí | Hà giang, Tuyên Quang, Lào cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Thái, Hà Bắc. |
3 | Thái | Táy | Táy Khao (Thái Trắng), Táy Đăm (Thái Đen), Táy Chiềng hay Táy Mương (Hàng Tổng), Táy Thanh (Man Thanh), Táy Mười, Pu Thay, Thổ Đà Bắc, Táy Mộc Châu (Táy Đeng) | Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hoá, Lao Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Lâm Đồng... |
4 | Mường | Mol, Mual, Mọi | Mọi Bi, Ao Tá (ÂuTá) | Hoà Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình |
5 | Hoa (Hán) | Khách, Tàu, Hán | Triền Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Xạ Phang, Thoòng Nhằn, Hẹ | Kiên Giang, Hải Phòng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Quảng Ninh,Đồng Nai, Hậu Giang, Minh Hải, tp Hồ Chí Minh |
6 | Khơ-me | Miên, Cur, Cul, Thổ, Việt gốc Khơ-me, Khơ-me Krôm | Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Minh Hải, Tây Ninh, tp Hồ Chí Minh, Sông Bé, An Giang | |
7 | Nùng | Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Phàn Sình, Nùng Lòi, Nùng Tùng Slìn, Nùng Cháo, Nùng Quý Rỵn, Nùng Khèn Lài, Nùng Dýn, Nùng Inh... | Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Bắc, Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Lào Cai | |
8 | HMông (Mèo) | Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc | Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Miẻo, Mèo Trắng | Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hóa, Hoà Bình, Bắc Thái |
9 | Dao | Mán, Động, Trại, Dìu, Miền, Kiềm, Kìm Mùn | Dao Đại Bản, Dao Đỏ, Dao Cóc Ngáng, Dao Cóc Mùn, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt, Dao Tam Đảo, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Làn Tiẻn, Dao áo Dài | Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây |
10 | Gia-rai | Mọi, Chơ-rai | Chỏ, Hđrung, Aráp, Mdhur, Tbuăn | Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc |
11 | Ê-đê | Đe, Mọi | Ra-đê, Rha-đê, Êđê-Êga, Anăk Êđê, Kpă, Ađham, Krung, Ktul Dliê, Ruê, Blô, Êpan, Mđhur, Bih, Kđrao, Dong Kay, Dong Măk, Êning, Arul, Hning, Kmun,Ktlê | Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hoà |
12 | Ba-na | Bơ-nâm, Roh, Kon Kde, Ala Công, Kpang Công | Tơ-lô, Gơ-lar, Rơ-ngao, Krem, Giơ-lơng(Y-lơng) | Kon Tum, Bình Định, Phú Yên |
13 | Sán Chay (Cao lan - Sán chỉ) | Mán, Cao Lan-Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử | Cao Lan, Sán Chỉ | Bắc Thái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Yên Bái |
14 | Chăm (Chàm) | Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm | Chăm Hroi, Chàm Châu Đốc, Chà Và Ku, Chăm Pôông | Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, tp Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Khánh Hoà |
15 | Xơ-đăng | Kmrâng, Hđang, Con-lan, Brila | Xơ-teng,Tơ-đrá, Mơ-nâm, Hà-lăng, Ca-dong, Châu, Ta Trẽ(Tà Trĩ) | Kon Tum, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi |
16 | Sán Dìu | Trại, Trại Đát, Sán Dợo, Mán quần Cộc, Mán Váy Xẻ | Quảng Ninh, Hà Bắc, Hải Hưng, Bắc Thái, Vỹnh Phú, Tuyên Quang | |
17 | Hrê | Mọi Đá Vách, Chăm-rê, Mọi Luỹ, Thạch Bých, Mọi Sơn Phòng | Quảng Ngãi, Bình Định | |
18 | Cơ-ho | Xrê, Nốp (Tu Nốp), Cơ-don, Chil, Lát (Lách), Tơ-ring | Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà | |
19 | Ra-glai | O-rang, Glai, Rô-glai, Radlai, Mọi | Ra-clay (Rai), Noong (La-oang) | Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Lâm Đồng |
20 | Mnông | Gar, Chil, Rlâm, Preh, Kuênh, Nông, Bu-Đâng, Prâng, Đip, Biêt, Si Tô, Bu Đêh | Đắc Lăc, Lâm Đồng | |
21 | Thổ | Kủo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai-Ly Hà, Tày Poọng (Con Kha, Xá La Vàng) | Nghệ An, Thanh Hoá | |
22 | Xtiêng | Xa-điêng, Mọi, Tà-mun | Sông Bé, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắc Lắc | |
23 | Khơmú | Xá Cốu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tềnh | Quảng Lâm | Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Yên Bái |
24 | Bru-Vân Kiều | Vân Kiều, Măng Coong, Trì, Khùa, Bru | Quảng Bình, Quảng Trị | |
25 | Giáy | Nhắng, Giẳng, Sa Nhân, Pầu Thỉn, Chủng Chá, Pu Nắm | Pu Nà (Cùi Chu hoặc Quý Châu) | Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu |
26 | Cơ-tu | Ca-tu, Ca-tang, Mọi, Cao, Hạ | Phương, Kan-tua | Quảng Nam-Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế |
27 | Gié-Triêng | Giang Rẫy, Brila, Cà-tang, Mọi, Doãn | Gié (Dgieh, Tareh), Triêng (Treng, Tơ-riêng), Ve (La-ve), Pa-noong (Bơ Noong) | Quảng Nam-Đà Nẵng, Kon Tum |
28 | Ta-ôi | Tôi-ôi, Ta-hoi, Ta-ôih, Tà-uất (Atuất) | Pa-cô, Ba-hi, Can-tua | Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế |
29 | Mạ | Châu Mạ, Chô Mạ, Mọi | Lâm Đồng, Đồng Nai | |
30 | Co | Trầu, Cùa, Mọi, Col, Cor, Khùa | Quảng Ngãi, Quảng Nam-Đà Nẵng | |
31 | Chơ-ro | Châu-ro, Dơ-ro, Mọi | Đồng Nai | |
32 | Hà Nhì | U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già | Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì Đen | Lai Châu, Lào Cai |
33 | Xinh-mun | Puộc, Pụa, Xá | Dạ, Nghẹt | Sơn La, Lai Châu |
34 | Chu-ru | Chơ-ru, Kru, Mọi | Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận | |
35 | Lào | Lào Bốc, Lào Nọi | Lai Châu, Sơn La | |
36 | La-chí | Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La ti, Mán Chí | Hà Giang | |
37 | Phù Lá | Bồ Khô Pạ (Xá Phó), Mun Di Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hoa, Phù Lá Trắng, Phù Lá Hán, Chù Lá Phù Lá | Lao Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang | |
38 | La Hủ | Khù Sung (Cò Sung), Khạ Quy (Xá Quỷ), Xá Toong Lương (Xá Lá Vàng), Xá Pươi | Lai Châu | |
39 | Kháng | Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng | Kháng Xúa, Kháng Đón, Kháng Dống, Kháng Hốc, Kháng ái, Kháng Bung, Kháng Quảng Lâm | Lai Châu, Sơn La |
40 | Lự | Lừ, Duôn, Nhuồn | Lai Châu | |
41 | Pà Thẻn | Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống | Tống, Mèo Lài | Hà Giang, Tuyên Quang |
42 | LôLô | Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di | Lô Lô Đen, Lô Lô Hoa | Hà Giang, Cao Bằng, Lao Cai |
43 | Chứt | Xá La Vàng, Chà Củi (Tắc Củi), Tu Vang, Pa Leng | Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo | Quảng Bình |
44 | Mảng | Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai | Mảng Hệ, Mảng Gứng | Lai Châu |
45 | Cờ lao | Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Đỏ | Hà Giang | |
46 | Bố Y | Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí | Bố Y, Tu Dí | Hà Giang, Lào Cai |
47 | La Ha | Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga | Khlá Phlạo, La Ha ủng | Yên Bái, Sơn La |
48 | Cống | Xám Khống, Xá Xeng, Xa, Xá Côống | Lai Châu | |
49 | Ngái | Sán Ngái | Xín, Lê, Đản, Khánh Gia, Hắc Cá (Xéc) | Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng |
50 | Si La | Cú Đề Xừ | Lai Châu | |
51 | Pu Péo | Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán | Hà Giang | |
52 | Brâu | Brao | Kon Tum | |
53 | Rơ-măm | Kon Tum | ||
54 | Ơ-đu | Tày Hạt | Nghệ An |
Hành vi phân biệt đối xử giữa các dân tộc có phải là hành vi cấm không?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm cụ thể như sau:
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.
2. Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
4. Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.
Như vậy, từ căn cứ trên thì hành vi phân biệt đối xử giữa các dân tộc là một trong những hành vi trái với quy định của pháp luật về công tác dân tộc nên được xem hành vi cấm theo quy định của pháp luật.